Vinh danh Trần Đại Nghĩa

Tượng Trần Đại Nghĩa trong Nhà trưng bày truyền thống lịch sử – cách mạng Vĩnh Long.

Tên đường

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tên ông được đặt cho một con đường tại quận Bình Tân, đi từ Quốc lộ 1 (gần vòng xoay An Lạc) vào khu công nghiệp Lê Minh Xuân.

Cuối tháng 8 năm 2007, tại Hà Nội, tên của ông cũng được đặt cho một con đường nối đường Đại Cồ Việt cắt ngang qua phố Lê Thanh Nghị, đường Đại La đến khu tập thể Thành ủy Hà Nội (đầu sông Sét), song song với phố Tạ Quang Bửu (trên cơ sở đoạn phía bắc của sông Sét đã được cống hóa).

Tại TP Đà Nẵng cũng có con đường mang tên ông nối liền từ Núi Ngũ Hành Sơn (cuối đường Lê Văn Hiến) đến địa phận tỉnh Quảng Nam (đường vào Phố cổ Hội An. Hiện nay (năm 2009) con đường này đang được mở rộng 48m.

Tên Trường đại học và phổ thông

Ngày 23 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2345/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Trần Đại Nghĩa trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-hem-Pích) có trụ sở chính tại 189 Nguyễn Oanh, phường 10, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.[12]

Ngoài ra tên của ông còn được đặt cho một số trường học trên cả nước, trong đó có Trường THPT chuyên Trần Đại NghĩaThành phố Hồ Chí Minh, Trường Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa ở huyện Tam Bình,Trường Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩaở huyện Quế Sơn,tỉnh Quảng Nam,Trường Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa ở Thành phố Cần Thơ...

Tên tàu biển

Ngày 10 tháng 10 năm 2010, công ty đóng tàu Sông Thu – Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cũng hạ thuỷ tàu khảo sát đầu tiên của Việt Nam có ký hiệu HSV-6613 mang tên Trần Đại Nghĩa sau hơn 2 năm đóng theo đặt hàng của Đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển (thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam), chuyên dụng đáp ứng yêu cầu của công tác khảo sát, đo đạc biển.

Khu lưu niệm Giáo sư – Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Ngày 24 tháng 11 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức khởi công xây dựng Khu lưu niệm Giáo sư – Viện sĩ Trần Đại Nghĩa tại ấp Mỹ Phú 1, xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Khu lưu niệm được xây dựng trên diện tích khoảng 16.000 m², gồm các hạng mục chính như: Nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, phòng hội thảo, chiếu phim, sinh hoạt truyền thống, quảng trường, các hạn mục phụ trợ và cảnh quan.[13] Có tổng kinh phí là 2,6 đồng và thu nhập hơn 868 tài liệu, tư liệu của Trần Đại Nghĩa.[14] Theo báo cáo của ban quản lý khu lưu niệm, từ sau ngày khánh thành (tức 18 tháng 5 năm 2015) đến nay, khu lưu niệm đã đón 28,377 khách tham quan trong và ngoài tỉnh cùng nhiều khách nước ngoài.[15]

Tên giải thưởng

Ngày 16 tháng 11 năm 2015, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ra Quyết định số 1883/QĐ-VHL về việc Ban hành Quy chế Giải thưởng Trần Đại Nghĩa nhằm tôn vinh tác giả của các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học xuất sắc và đã trực tiếp tổ chức triển khai ứng dụng để đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Giải thưởng được trao lần đầu tiên vào năm 2016[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trần Đại Nghĩa http://www.trandainghia.net/index.php?option=com_c... http://www.ncst.ac.vn/index.asp?fcid=2&lang=1&prog... http://www.vast.ac.vn/giai-thuong-tran-dai-nghia http://www.baogiaothong.vn/khanh-thanh-khu-luu-nie... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www2.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhph... http://m.dantri.com.vn/xa-hoi/khanh-thanh-khu-luu-... http://www1.dantri.com.vn/Sukien/phongsu/Ong-vua-v... http://books.google.com.vn/books?id=GkHH8OoCTtAC&d... http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110227/Thanh-l...